NGUYEN BA Thanh

Tuổi trẻ và kinh nghiệm không là hai khái niệm loại trừ nhau. Có người thành công nhờ học tập, có người thành công nhờ kinh nghiệm, nhưng tốt hơn là nhờ cả hai. A.Acouna

Friday, December 11, 2009

Sẽ áp dụng tiêu chuẩn 4193 vào quản lý chất lượng cà phê

ca-phe-dat-tieu-chuanNgoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng sẽ đề xuất việc áp dụng từng mức thuế đối với chất lượng các lô cà phê xuất khẩu.
Xem thêm:
>> Tiêu chuẩn chất lượng cà phê-Đôi điều cần bàn
Ngày 8/12 tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) phối hợp với Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức chức Hội thảo về triển vọng thị trường cà phê quốc tế (Coffee Outlook).
Một trong những vấn đề được quan tâm tại hội thảo này là chất lượng cà phê Việt Nam đang ở mức báo động. Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê thế giới, có tới 75% lượng cà phê của Việt Nam không đạt chuẩn CQP (Coffee Quality Improvement Program).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam thấp là do nhiều khâu từ chăm sóc, sản xuất, chế biến và cả phương thức xuất khẩu… chưa được quan tâm đúng mức, hoặc đã cảnh báo lâu nay nhưng rất khó sửa đổi. Trong đó các khâu cần phải quyết liệt cải tiến là tình trạng thu hoạch lẫn lộn giữa quả xanh và quả chín, cộng thêm việc thiếu diện tích sân phơi hoặc do thời tiết không thuận lợi nên người dân phải ủ cà phê lâu ngày trong bao hoặc chất thành đống đã làm cho chất lượng cà phê giảm mạnh và giá trị thường mất đi khỏang 10% khi xuất khẩu. Chính vì điều này mà trong nhiều năm qua, cà phê Việt Nam luôn chiếm một lượng lớn trong số cà phê bị tải loại của thế giới.
Với số lượng xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê mỗi năm và kim ngạch xuất khẩu đạt trên dưới 2 tỷ USD, mỗi năm ngành cà phê Việt Nam thiệt hại ít nhất 200 triệu USD, con số này tương đương với khoảng 3.600 tỷ đồng.
Để khắc phục tình trạng này, dự kiến trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ chính thức cho áp dụng Tiêu chuẩn 4193 vào quản lý chất lượng cà phê, bao gồm các quy định về thu hái, phơi sấy, bảo quản, chế biến… Ngoài ra, Bộ cũng sẽ đề xuất việc áp dụng từng mức thuế đối với chất lượng các lô cà phê xuất khẩu. Đối với các lô hàng đạt chuẩn sẽ cấp giấy chất lượng và hưởng mức thuế 0%, còn những lô hàng không đạt sẽ chịu một mức thuế xuất khẩu nhất định khoảng 1-2%.
Theo VOVnews

Giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 50% thế giới

picture
Hiện 98% lượng chè xuất khẩu của nước ta đều ở dạng nguyên liệu thô.

Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, nhưng giá chỉ bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới


Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, nhưng giá chỉ bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới.

Thông tin trên đã được TS. Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết tại buổi họp báo “Xúc tiến đầu tư và thương mại ngành chè 2009”, được tổ chức sáng 9/10.

98% lượng chè xuất khẩu ở dạng nguyên liệu

Hiện giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ ở mức khoảng 1.100 USD/tấn, trong khi giá bình quân trên thị trường thế giới là 2.200 USD/tấn. Chưa kể, một số khách hàng của ngành chè Việt Nam tại Anh, sau khi mua chè nguyên liệu về chế biến đã bán ra với giá khoảng 9.800 USD/tấn.

Ông Phong cho rằng, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do 98% lượng chè xuất khẩu của nước ta đều ở dạng nguyên liệu thô, đóng bao 50 kg.

Bên cạnh đó, do có tới 635 nhà máy chế biến chè nhưng vùng nguyên liệu có nơi chỉ đáp ứng được 40% nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu. Người trồng chè vì lợi nhuận đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học để tăng năng suất. Điều này đã khiến cho chất lượng sản phẩm không đồng đều, kéo giá bán xuống thấp.

Cây chè có thể xóa đói giảm nghèo

Ở nước ta, nhiều địa phương thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc bộ, cao nguyên được đánh giá là rất có thế mạnh cho phát triển cây chè. Đây cũng là cây trồng đã được phát triển ở 34 tỉnh, với khoảng 6 triệu lao động tham gia. Năm 2008, số liệu  thống kê diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế hoạch đến 2015 sẽ nâng diện tích này lên 150 nghìn ha.

“Nếu phát triển được những giống chè mới đạt năng suất khoảng 12 tấn búp tươi/ha tương đương với 2,5 tấn khô/ha và giá xuất khẩu đạt mức 3.000 USD/tấn, thì chè hoàn toàn có thể trở thành cây xoá đói giảm nghèo”, ông Phong nhận định.

Trước đây, sản phẩm chè của Việt Nam chỉ xuất khẩu sang ba nước thì nay đã có 110 nước biết đến sản phẩm này. Kim ngạch xuất khẩu mỗi năm ngành chè thu về khoảng 130-140 triệu USD.

Tuy nhiên, theo ông Phong để làm được điều này rất cần sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước do ngành chè hiện nay không chỉ thiếu về vốn để phát triển vùng nguyên liệu mà máy móc, trang thiết bị chế biến cũng hết sức lạc hậu, không đồng bộ. Thêm vào đó, bản thân người nông dân cũng chưa có ý thức trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ cây chè.

Ông Phong đề xuất, tới đây ngành chè nên xây dựng theo mô hình, “nhà máy của nông dân, nông dân có nhà máy”, khi đó quyền lợi của người sản xuất và nhà chế biến mới gắn kết chặt chẽ với nhau. Điều này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm chè mang thương hiệu Việt Nam thay vì phải bán nguyên liệu thô như hiện nay.

*Trong hai ngày 15-16/10 diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại ngành chè 2009 tại Phú Thọ và Hà Nội, sẽ có các báo cáo tổng quan về ngành chè Việt Nam; chính sách phát triển của ngành chè trong thời gian tới; dự thảo chính sách đầu tư trong và ngoài nước vào ngành chè; triển vọng của ngành chè trong thời gian tới; xây dựng sàn đấu giá chè Việt Nam: Tầm quan trọng và tính khả thi…

Theo ban tổ chức, tính đến ngày 9/10, đã có khoảng 10 nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Mỹ, Pakistan… và 30 công ty xuất khẩu chè hàng đầu của Việt Nam đăng ký tham gia hoạt động này.

Việt Nam có thể đánh mất vị thế xuất khẩu cà phê


ca-phe-vietTheo ông Nestor Osorio, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO), hiện có 250.000 héc ta cà phê trong số 500.000 héc ta cà phê ở Việt Nam cần phải trồng mới trong 5-10 năm tới. Vì thế, Việt Nam có thể đánh mất lợi thế và có thể bị Indonesia vượt qua về sản lượng xuất khẩu cà phê.
Ý kiến trên được ông Nestor Osorio đưa ra tại hội thảo “Triển vọng cà phê 2009″ do Hiệp hội Cà phê thế giới tổ chức tại TPHCM ngày 8-12.
“Tôi được biết diện tích cà phê Việt Nam vào khoảng 500.000 héc ta và Chính phủ Việt Nam không có ý định tăng diện tích trồng mới cà phê. Trong khi đó, Việt Nam chỉ có khoảng 250.000 héc ta cà phê ở độ tuổi từ 10-15 tuổi – giai đoạn cà phê cho sản lượng cao nhất, còn lại 50% diện tích có cây cà phê trên 20 tuổi và cần phải trồng lại trong thời gian 5- 10 năm tới. Đó là cơ sở để chúng tôi đưa ra dự báo trên”, ông Osorio nói.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục chế biến Nông lâm- thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng cho rằng trong những năm tới khi Việt Nam phải trồng mới gần 250.000 héc ta cà phê, sản lượng cà phê xuất khẩu có thể giảm đi đáng kể. Hiện tại, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trung bình 1 triệu tấn cà phê, giá trị khoảng 2 tỉ đô la Mỹ.
Theo ông Osorio, hiện tại Việt Nam cung cấp 17% nhu cầu cà phê thế giới (1 triệu tấn), còn Indonesia chiếm 14% (823.000 tấn). Chính vì vậy, trong thời gian tới Indonesia có thể vượt Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu cà phê.
“Theo tôi, để không đánh mất vị thế là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, người trồng cà phê Việt Nam không nên chặt bỏ và trồng mới một lúc, nên trồng mới theo chiến lược cuốn chiếu, nghĩa là chặt bỏ và trồng mới cà phê theo một kế hoạch có tính toán trước”, ông Osorio nhận định.
Theo TBKTSG